TOP 6 thông tin quan trọng khi đi XKLĐ, Xuất khẩu lao động Hàn Quốc
05/12/2024 22 lượt xem

Hàn Quốc hiện là quốc gia đứng đầu về sự phát triển kinh tế. Đây là lý do có rất nhiều xuất khẩu lao động lựa chọn Hàn Quốc là điểm đến. Tuy nhiên làm thế nào để sang Hàn xuất khẩu lao động thì không phải ai cũng rõ. Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp mọi người dễ dàng tiếp cận với thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Bài viết này, Quý sẽ tổng hợp những kiến thức xoay quanh chương trình EPS đi XKLĐ Hàn Quốc.

Vậy đăng ký dự tuyển xuất khẩu lao động Hàn Quốc sẽ cần những gì? Có khó không? Có nên tham gia chương trình EPS - đi XKLĐ của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!

Xuất khẩu lao động HÀn Quốc EPS khó hay dễ?

1. Chương trình XKLĐ Hàn Quốc EPS là gì?

Hiện nay, để đi XKLĐ Hàn Quốc sẽ có 2 hình thức chính là:

  • Đi qua trung tâm môi giới
  • Đi qua chương trình EPS của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội

Trong đó, hình thức đi qua trung tâm môi giới là gì chắc mọi người đã hiểu. Đó là bỏ ra một khoản tiền cho trung tâm để được sang Hàn làm việc. Tuy nhiên đứng trước vấn nạn lừa đảo, rất nhiều người đã e dè trong việc lựa chọn trung tâm môi giới để đi XKLĐ Hàn Quốc. Thay vào đó lựa chọn của rất nhiều người hiện nay chính là chương trình EPS của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội.

EPS là tên gọi tắt của chương trình sử dụng cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc. Lao động đi xuất khẩu theo chương trình này sẽ được hưởng các chế độ như những lao động người Hàn Quốc. Trong đó EPS là từ viết tắt của: Employment permit system - tức là Hệ thống giấy phép làm việc.

Chương trình xuất khẩu lao động EPS Hàn Quốc

Tính an toàn của chương trình EPS như thế nào?

Đây là chương trình của chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc tổ chức. Nó có tính pháp lý rất cao giữa hai nước. Chính vì thế, khi đi XKLĐ Hàn Quốc theo chương trình này mọi người hoàn toàn có thể yên tâm.

  • Phía Hàn Quốc: Bộ Lao động Hàn Quốc giao cho cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) thực hiện
  • Phía Việt Nam: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao cho trung tâm lao động ngoài nước (COLAB) thực hiện

2. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo chương trình EPS

Theo thông tin chính thức từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội (colab.gov.vn), để được đăng ký tham gia chương trình XKLĐ Hàn Quốc EPS thì người lao động Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đủ 18 tuổi đến dưới 39 tuổi;
  • Đã được kiểm tra và kết luận đủ sức khoẻ theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe
  • Không có tiền án, tiền sự;
  • Không thuộc diện bị cấm xuất cảnh Việt Nam;
  • Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc;
  • Phải vượt qua kì thi tiếng Hàn EPS do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.

Ngoài ra, người lao động sẽ phải tuân thủ quy định ký quỹ trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc. Nội dung cụ thể để đăng ký dự tuyển xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS như thế nào. Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu nhé!

3. Quy định ký quỹ khi đi XKLĐ EPS Hàn Quốc

Để đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng đã ký với Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS và hợp đồng đã ký với doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động. Người lao động quyết định tham ra chương trình XKLĐ Hàn Quốc EPS sẽ phải thực hiện công việc ký quỹ. Cụ thể như sau:

  • Số tiền ký quỹ: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng)
  • Thời điểm ký quỹ: Người lao động thực hiện ký quỹ chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước.
  • Thời hạn ký quỹ: 5 năm 4 tháng

Số tiền ký quỹ này sẽ được hoàn trả (gồm cả gốc lẫn lãi) cho người lao động trong các trường hợp sau:

  • Về nước đúng thời hạn
  • Tử vong trong thời gian làm việc theo hợp đồng
  • Phải về nước trước thời hạn do điều kiện khách quan (thiên tai, ốm đau, tai nạn,...)
  • Không xuất cảnh.

4. Chi phí đi XKLĐ Hàn Quốc EPS

Để đăng ký dự tuyển xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS, người lao động sẽ cần chuẩn bị các khoản chi phí sau đây:

  • Phí hồ sơ, làm visa và vé máy bay: 630 USD. Nộp tại Trung tâm Lao động ngoài nước. (Địa chỉ: Số 1, Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội)
  • Phí bảo hiểm y tế: 500 USD. Trong đó 50 USD là tiền bảo hiểm rủi ro. Và 450 USD là tiền hồi hương. Nếu người lao động kết thúc hợp đồng đúng hạn thì số tiền này sẽ được nhận lại sau khi về Việt Nam.
  • 100 triệu đồng tiền ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội tai địa phương. Số tiền này cũng được hoàn trả sau khi hợp đồng lao động kết thúc.
  • Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước: 100.000 đồng/người.
  • Học phí bổ túc tiếng Hàn: 2.400.000 đồng/người/khóa (đối với người lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn và người lao động mẫu mực không có khoản chi phí này).
  • Lệ phí thi tiếng Hàn EPS: 24 USD
  • Ngoài ra sẽ là một số khoản chi phí về trang phục theo quy định. Và phí tổ chức xuất cảnh,...

Như vậy, tổng chi phí để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo chương trình EPS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là khoảng 130 - 140 triệu đồng. Số tiền này đã bao gồm tiền kỹ quỹ và một số khoản tiền khác sẽ được hoàn trả sau khi kết thúc hợp đồng.

5. Quy trình đăng ký đi XKLĐ Hàn Quốc EPS

5.1. Học tiếng Hàn EPS

Một trong những điều kiện để trúng tuyển chương trình XKLĐ Hàn Quốc EPS chính là phải vượt qua kì thi tiếng Hàn EPS do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức. Chính vì thế, nếu bạn chưa biết tiếng Hàn thì bắt buộc phải tự theo học một khóa đào tạo tiếng Hàn. Các trung tâm đào tạo tiếng Hàn luôn có các khóa học được thiết kế riêng dành cho những bạn có nguyện vọng đi Xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Thời gian khoảng 4-6 tháng. Giáo trình tiếng Hàn EPS thường là 60 bài.

Học tiếng Hàn EPS

Để chuẩn bị kỹ cho kỳ thi tiếng Hàn EPS, người lao động nên chăm chỉ học tập. Tốt nhất nên ôn tập và luyện giải thật nhiều các đề thi tiếng Hàn EPS mẫu và đề thi của các năm trước.

5.2. Đăng ký kỳ thi tiếng Hàn EPS

Kế hoạch thi tiếng Hàn EPS để tuyển sinh lao động xuất khẩu Hàn Quốc sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thường sẽ thông báo trước 1 - 2 tháng để người lao động chuẩn bị. Người lao động sẽ đăng ký dự thi trực tiếp tại địa phương nơi đăng kí sổ hộ khẩu. Ngay sau khi đăng ký thi tiếng Hàn Quốc EPS, bạn sẽ được thông báo địa chỉ dự thi chính xác.

Lệ phí đăng kí thi tiếng hàn EPS là 24 USD. Và các bạn phải tự mình đi đăng ký.

5.3. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

Người lao động vượt qua kỳ thi tiếng Hàn EPS sẽ là người có điểm cao nhất xuống thấp dần trong số những người đạt từ 80 điểm trở lên với tổng điểm tối đa là 200 điểm. Sau khi có thông báo vượt qua kỳ thi tiếng Hàn EPS, quy trình tiếp theo sẽ là đăng ký dự tuyển xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Hồ sơ dự tuyển được chuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra, xử lý. Sau đó những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được gửi sang Hàn Quốc.

5.4. Nhận kết quả

Sau khi phía Hàn Quốc tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ là người lựa chọn lao động để ký hợp đồng. Hồ sơ trúng tuyển sẽ được Trung tâm lao động ngoài nước thông báo bằng các phương thức như sau:

  • Gửi công văn thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn EPS.
  • Gửi thư trực tiếp qua đường bưu điện tới tay người lao động.
  • Đăng tải danh sách những người lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước (colab.gov.vn).

 

5.5. Ký hợp đồng XKLĐ Hàn Quốc EPS và nộp tiền lệ phí làm hồ sơ

Sau khi tiếp nhận thông tin trúng tuyển, người lao động sẽ tới Trung tâm Lao động ngoài nước để hoàn thiện việc ký hợp đồng và nộp tiền lệ phí làm hồ sơ. Bao gồm các khoản như phí làm visa, vé máy bay, phí tuyển chọn, phí xử lý hồ sơ và chi phí đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết. Số tiền là 630 USD phí hồ sơ và 500 USD phí bảo hiểm y tế.

5.6. Ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội

Người lao động thực hiện ký quỹ tại phòng giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động cư trú hợp pháp với số tiền là 100 triệu đồng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/11/2013.

  • Chỉ những người lao động đã thực hiện ký quỹ mới được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
  • Thời gian ký quỹ thường là trong vòng 7 ngày sau khi ký hợp đồng XKLĐ
  • Ngay sau khi hoàn thành việc ký quỹ người lao động phải fax Giấy xác nhận ký quỹ cho Trung tâm Lao động ngoài nước theo số máy 02437737384. Đồng thời thông báo bằng điện thoại theo số máy 02437379058.

5.7. Tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức trước khi xuất cảnh

  • Trước khi xuất cảnh sang Hàn Quốc để làm việc theo đúng chương trình EPS thì người lao động sẽ cần tham gia một khóa bồi dưỡng kiến thức. Chỉ những người lao động đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ của khóa bồi dưỡng này thì mới được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
  • Sau khi nhận chứng chỉ của khóa bồi dưỡng kiến thức, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo và hướng dẫn người lao động xuất cảnh.
  • Trong ngày tập trung xuất cảnh người lao động phải kiểm tra lại sức khỏe. Bao gồm các nội dung: xét nghiệm máu, chụp XQ phổi, khám thai nếu là lao động nữ (nếu đủ điều kiện mới được xuất cảnh)
  • Khi làm thủ tục xuất cảnh, người lao động phải mang theo Giấy xác nhận ký quỹ bản chính để nộp cho Trung tâm Lao động ngoài nước.

5.8. Thực hiện hợp đồng

Người lao động thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn quốc và về nước đúng hạn khi kết thúc hợp đồng. Tuyệt đối không vi phạm các chính sách trong hợp đồng. Không bỏ trốn, không tự ý rời bỏ công việc, không ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú.... Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ. Số tiền xử phạt hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

5.9. Về nước và thanh toán hợp đồng

Nếu chấp hành đúng điều khoản hợp đồng. Người lao động về nước theo đúng thời hạn sẽ được hoàn trả lại số tiền ký quỹ trước đó. Tuy nhiên, thời gian ký quỹ là 5 năm. Vậy nên sau khi kết thúc hợp đồng lao động 4 năm 10 tháng, người lao động trở về nước một cách hợp pháp sẽ cần đợi thêm 2 tháng để phía ngân hàng làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ. Số tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi. Nhưng có thể trừ đi một số khoản chi phí phát sinh nếu có.

*** Thông tin trên được tổng hợp từ website chính thức của Trung tâm lao động ngoài nước (COLAB).

6. Những điều cần biết khi đi XKLĐ Hàn Quốc

6.1. Vấn đề lưu trú

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh, người lao động phải làm đơn đăng ký người nước ngoài với Văn phòng kiểm soát nhập cư nơi người lao động tạm trú để được cấp chứng minh thư cho người nước ngoài theo quy định của Hàn Quốc.

  • Thủ tục cấp chứng minh thư gồm có: Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng minh thư người nước ngoài; hộ chiếu (có visa hợp lệ); 3 ảnh 3cm x 4cm;
  • Trường hợp bị mất chứng minh thư người nước ngoài thì trong vòng 14 ngày kể từ ngày bị mất, người lao động phải khai báo để được xem xét, cấp lại.
  • Nếu chuyển đổi công việc, địa điểm làm việc thì người lao động phải làm thủ tục đăng ký gia hạn thời gian lưu trú với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại khu vực nơi đang lưu trú.

6.2. Vấn đề tiền lương

Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc được hưởng mức tiền lương theo hợp đồng lao động.

  • Tiền lương do chủ doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động trả cho người lao động theo hợp đồng là tiền lương cơ bản.
  • Thu nhập của người lao động bao gồm cả tiền lương theo hợp đồng lao động và tiền lương làm thêm giờ.

Khi làm thêm giờ, người lao động sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ, được tính như sau:

STT Nội dung Lương cơ bản Lương thêm giờ Tổng số tiền
1 Làm việc theo thời gian quy định trong hợp đồng lao động 100% 0 100%
2 Làm việc thêm 100% 50% 150%
3 Làm việc ban đêm 100% 50% 150%
4 Làm thêm giờ + làm đêm 100% 50% +50% 200%
5 Làm việc vào ngày nghỉ (ngày nghỉ có lương) 100% 50% 150%
6 Làm việc vào ngày nghỉ (ngày nghỉ không lương) 100% 0 100%
7 Làm thêm giờ + làm đêm + ngày nghỉ lễ không lương 100% 50%+50% 200%
8 Làm thêm giờ + làm đêm + ngày nghỉ lễ có lương 100% 50%+50%+50% 250%

6.3. Vấn đề bảo hiểm

Khi nhập cảnh Hàn Quốc, người lao động Việt Nam sẽ được tham gia các loại hình bảo hiểm sau:

  • Bảo hiểm hồi hương: Phí bảo hiểm là 400.000 won. Thời gian đóng trong vòng 80 ngày tính từ ngày nhập cảnh Hàn Quốc. Mức trả bảo hiểm bằng số tiền người lao động đã mua bảo hiểm. Nếu người lao động không mua Bảo hiểm hồi hương hoặc mua chậm so với thời gian quy định sẽ bị phạt tiền đến 1 triệu won.
  • Bảo hiểm rủi ro: Là bảo hiểm chi trả trong trường hợp người lao động bị tử vong hoặc thương tật không phải do tai nạn lao động. Phí bảo hiểm dao động từ 19.000 won đến 50.800 won. Thời hạn hợp đồng bảo hiểm là 36 tháng. Thời gian đóng trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhập cảnh Hàn Quốc. Nếu người lao động đã đóng tiền bảo hiểm rủi ro nhưng lại rút tiền ra khỏi tài khoản hoặc đóng chậm sau 15 ngày sẽ bị phạt tiền đến 5 triệu won hoặc bị trục xuất về nước.
    • Trường hợp tử vong được chi trả từ 15 triệu won đến 30 triệu won.
    • Trường hợp bị thương tật, tối đa là 15 triệu won.
  • Bảo hiểm tai nạn lao động: Đây là loại bảo hiểm mà doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ phải đóng cho người lao động. Mức bồi thường tai nạn lao động được xác định theo các hạng thương tật. Người lao động được hưởng Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động thì không được hưởng Bảo hiểm rủi ro.
  • Bảo hiểm y tế: Hàng tháng người lao động phải đóng Bảo hiểm y tế với mức bằng 4,21% mức tiền lương tháng.

Ngoài ra còn một số loại bảo hiểm khác như:

  • Bảo hiểm thôi việc
  • Bảo hiểm việc làm (bảo hiểm thất nghiệp)
  • Bảo hiểm do chậm trả lương.

6.4. Vấn đề thay đổi công việc

Trong quá trình tham gia chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS, người lao động được chuyển nơi làm việc nhưng tối đa không quá 5 lần. Trong đó:

  • Theo hợp đồng 3 năm được chuyển tối đa không quá 3 lần
  • Gia hạn hợp đồng 1 năm 10 tháng được chuyển tối đa không quá 2 lần

Các vấn đề người lao động cần lưu ý khi chuyển đổi nơi làm việc như sau:

  • Người lao động phải đăng ký chuyển đổi nơi làm việc theo đúng quy định
  • Ngay sau khi người lao động được tiếp nhận vào làm việc tại doanh nghiệp mới. Người lao động phải thông báo cho Văn phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình XKLĐ EPS tại Hàn Quốc để cập nhật, theo dõi.
  • Người lao động đăng ký làm việc trong các ngành Nông nghiệp, Xây dựng, Ngư nghiệp thì không được phép chuyển đổi ngành nghề đã đăng ký trước đó.
  • Người lao động đăng ký ngành Sản xuất chế tạo và đang làm trong ngành Sản xuất chế tạo khi thay đổi nơi làm việc, có thể lựa chọn để chuyển sang ngành Nông nghiệp, Xây dựng hoặc Ngư nghiệp.

6.5. Vấn đề giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp không may xảy ra tranh chấp thì người lao động có thể giải quyết tranh chấp theo các cách sau:
  • Trực tiếp đàm phán với chủ doanh nghiệp Hàn Quốc
  • Thông qua các ban ngành có thẩm quyền để đề nghị được hỗ trợ. Bao gồm:
    • Trung tâm ổn định việc làm (thuộc Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc)
    • Trung tâm hỗ trợ người nước ngoài (thuộc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc)
    • Văn phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc
    • Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc (Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc)

Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên nhưng doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động vẫn không giải quyết thì người lao động có thể khiếu nại tới Văn phòng Giám sát lao động của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Văn phòng nhập cư hoặc Cơ quan thanh tra lao động của Hàn Quốc.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về chương trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS của bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nếu bạn còn thêm thắc mắc hay có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp đừng ngại liên hệ ngay cho mình để được tư vẫn miễn phí nhé!

Messenger: https://www.facebook.com/kotopivietnam/

Zalo: 0868.948.388

Điện thoại: 0868.948.388

Du học Hàn Quốc nên học ngành gì?
Du học Hàn Quốc nên học ngành gì?
Đối với du học Hàn Quốc nên học ngành nghề gì để dễ xin việc cũng là một vấn đề cần được thảo luận. Dưới đây, Quý xin chia sẻ cùng các bạn về những ngành nghề nên lựa chọn khi đi du học Hàn Quốc.
Xem tiếp
TOP 4 đơn hàng xuất khẩu lao động Hàn Quốc phổ biến nhất
TOP 4 đơn hàng xuất khẩu lao động Hàn Quốc phổ biến nhất
Theo thông tin từ chương trình EPS, Hàn Quốc tuyển dụng lao động với số lượng lớn nhưng phân ra từng đợt. Và đơn hàng xuất khẩu lao động Hàn Quốc cũng được phân theo từng nhóm ngành. Thông thường mỗi năm sẽ có 4 - 5 đợt tuyển dụng. Và mỗi đợt sẽ là một nhóm ngành nghề riêng biệt.
Xem tiếp
Điều kiện đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc mới nhất
Điều kiện đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc mới nhất
Thay vì lựa chọn Nhật Bản hay Đài Loan thì rất nhiều lao động Việt Nam lại lựa chọn Hàn Quốc. Liệu có phải điều kiện xuất khẩu lao động Hàn Quốc dễ hơn so với các quốc gia còn lại không? Hãy cùng Quý tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Xem tiếp
Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc mới nhất
Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc mới nhất
Để tham gia chương tình EPS này, người lao động sẽ cần chuẩn bị khoảng 130 - 140 triệu đồng. Số tiền này để đóng các khoản chi phí làm hồ sơ, visa,... Và ký quỹ tại ngân hàng chính sách xã hội.
Xem tiếp
Lương xuất khẩu lao động Hàn Quốc là bao nhiêu?
Lương xuất khẩu lao động Hàn Quốc là bao nhiêu?
Mức thu nhập trung bình có thể từ 25 - 35 triệu đồng. Mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thời gian làm việc và công việc cụ thể tham gia. Hiện nay, đi XKLĐ Hàn Quốc có 4 nhóm ngành nghề chính là sản suất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp.
Xem tiếp
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Hãy liên hệ ngay nếu bạn có câu hỏi trong đầu.
Trần Hải My
0898786555
khanhtan88@yahoo.
Sẵn sàng hỗ trợ
Trần Hải My
Ngô Hà Trang
0898786555
khanhtan88@yahoo.
Sẵn sàng hỗ trợ
Ngô Hà Trang
Mai Ngọc Anh
0898786555
khanhtan88@yahoo.
Sẵn sàng hỗ trợ
Mai Ngọc Anh
Form gửi yêu cầu
Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay lập tức
Gửi yêu cầu tư vấn
captcha